TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM

Đăng ngày 05 - 09 - 2024
Lượt xem: 66
100%

Trong những năm qua, việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng đã được Đảng và nhà nước cũng như các cấp, các ngành quan tâm, chăm sóc và dành sự chăm lo đặc biệt về bồi dưỡng, giáo dục phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần; đồng thời xác định là nguyên tắc chung xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đạt được nhiều kết quả tích cực, hệ thống chính sách, pháp luật về trẻ em, cơ chế bảo vệ trẻ em ngày càng được hoàn thiện; nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về công tác trẻ em được nâng lên; các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn; những vấn đề phát sinh về trẻ em được quan tâm giải quyết và ngày càng được nâng cao.

 

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan trẻ em như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm hại trên môi trường mạng, tử vong do tai nạn, thương tích, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một số ngành nghề, lĩnh vực, bạo lực trong trường học, bạo lực trong các cơ sở với vỏ bọc mang tính từ thiện, trẻ em bị bỏ rơivẫn còn xảy ra, thậm chí ở cả những nơi tưởng chừng an toàn nhất đối với trẻ em như gia đình, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội....đã gây bức xúc dư luận xã hội trong thời gian qua.

Để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em một cách triệt để, nghiêm khắc tạo tính răn đe, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg của về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em; Đổi mới công tác tuyên truyền, ưu tiên thời điểm, thời lượng phát sóng các chương trình về chính sách, pháp luật và bảo vệ trẻ em với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với các nhóm đối tượng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em; Xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm “đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”;

Do vậy, giải pháp phòng chống và bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta hiện nay là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em, nhằm hạn chế, phòng ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục, tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho công tác bảo vệ, điều tra, truy tố xét xử đối với đối tượng có hành vi xâm hại, bạo lực với trẻ em; Các cấp chính quyền là vai trò cầu nối, phối hợp giữa chính quyền - gia đình – nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ; Đẩy mạnh và thay đổi phương pháp tuyên truyền pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em như lồng ghép vào các hoạt động của xã phường, tổ dân phố tại địa phương nhằm nâng cao nhận thức của mọi công dân; Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề nói chuyện về phòng chống bạo lực học đường, bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho trẻ em, hướng dẫn cho trẻ em biết cách phản ứng trước những hành vi bạo lực như việc cung cấp số điện thoại đường dây nóng 111 để trẻ em và người thân ghi nhớ. Đồng thời chủ động thực hiện trợ giúp pháp lý đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả…Để góp phần ngăn chặn, giải quyết việc xử lý vi phạm quyền trẻ em rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng với những giải pháp toàn diện, thiết thực, nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có một môi trường sống, học tập lành mạnh và phát triển tài năng.

 

Phạm Thị Xuân Hương-TTVH tỉnh

 

Tin liên quan

ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRONG NGÀY KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI(03/09/2024 9:58 SA)

Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng năm 2024(30/08/2024 4:38 CH)

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI ĐỊA CHỈ ĐỎ" CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG...(24/08/2024 3:53 CH)

BÌNH ĐẲNG GIỚI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHỤ NỮ(15/08/2024 4:38 CH)

Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông...(01/08/2024 3:14 CH)

Tin mới nhất

CUỘC THI TRỰC TUYẾN “TÌM HIỂU QUY ĐỊNH CỦA ĐẢNG, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC...(10/09/2024 2:29 CH)

Hội Cựu chiến binh thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đạt giải nhì toàn đoàn tại hội thi Liên hoan...(06/09/2024 4:36 CH)

LÃNH ĐẠO THÀNH ỦY, HĐND, UBND, ỦY BAN MTTQVN THÀNH PHỐ DỰ LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI(05/09/2024 3:03 CH)

ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRONG NGÀY KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI(03/09/2024 9:58 SA)

Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng năm 2024(30/08/2024 4:38 CH)

63 người đang online
°